KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
Tập thể khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Giới thiệu
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập năm 2020, được tách ra từ tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng Hành chính tổng hợp, là khoa cận lâm sàng nhận sự chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện, chịu trách nhiệm tham mưu về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tronh bệnh viện.
2. Cơ cấu tổ chức
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có 19 thành viên:
- Tổ Giám sát: 02 (CNĐD)
- Tổ Khử khuẩn – Tiệt khuẩn: 03 (2 ĐDCĐ, 1 DS TC)
- Tổ Đồ vải: 03 (HĐ)
- Tổ Vệ sinh môi trường: 11 (HĐ)
CNĐD. Nguyễn Thị Hiếu
Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
CNĐD. Nguyễn Thanh Huyền
Điều dưỡng trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
3. Chức năng và nhiệm vụ
3.1. Chức năng
Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của thông tư 16/2018/TT-BYT Ngày 20/7/2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
3.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, đào tạo quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.
- Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
- Vệ sinh tay: tổ chức các quy định, tổ chức giám sát, báo cáo tỷ lệ tuân thủ, trang bị hệ thống, hoá chất vệ sinh tay.
- Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế.
- Quản lý và xử lý đồ vải y tế.
- Vệ sinh môi trường bệnh viện.
- An toàn thực phẩm.
- Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật.
- Phòng chống dịch bệnh.
- Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao phó.
4. Hoạt động chuyên môn
4.1. Công tác đào tạo – giám sát
- Khoa đã thực hiện xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, đào tạo quy định, quy trình, triển khai kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn đến toàn bộ cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện dựa trên quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Giám sát thường xuyên các hoạt động liên quan đến tuân thủ thực hành trong kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất thải, quản lý đồ vải, vệ sinh môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, các công tác liên quan hoá chất, bệnh dịch, môi trường, ...
4.2. Công tác Khử khuẩn – tiệt khuẩn:
- Ngay từ trước khi thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, tổ đã triển khai xử lý dụng cụ tập trung cho toàn viện, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có để thực hiện công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn tại đơn vị được đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình thực hiện chuyên môn.
- Hiện tại khoa đang triển khai: Tiệt trùng bằng hơi nước, khử khuẩn mức độ cao, tiệt khuẩn bằng hoá chất đáp ứng các tiêu chuẩn hướng dẫn.
4.3. Công tác đồ vải:
- Việc xử lý đồ vải tập cho người bệnh và đồ vải phục vụ chuyên môn được triển khai từ năm 2010 đến nay khoa KSNK vẫn luôn duy trì và phát triển thành quản lý đồ vải tập trung tại khoa.
- Với trang thiết bị: 3 máy giặt công nghiệp, 02 máy giặt nhỏ, 2 máy sấy với công suất 60kg và 20 kg/lần. với trang thiết bị và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, khoa đã luôn cố gắng khác phục khó khăn gặp phải để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4.4 Các công tác khác:
- Luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên tin tưởng giao cho.
- Không ngừng học hỏi, cập nhật, lĩnh hội những kiến thức mới để áp dụng tại cơ quan đơn vị.
5. Định hướng phát triển
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn cho viên chức - người lao động toàn bệnh viện.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, bảng kiểm tra phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp can thiệp để nâng cao sự tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
6. Các hoạt động trong khoa
Tham dự hội thi văn nghệ chào mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02