DANH MỤC MENU
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 02383.585.072

Văn phòng - 02383.585.072
THÔNG TIN CẦN BIẾT
 
CHUYÊN MÔN | BỆNH LÝ NỘI TIẾT - RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ KHÁC
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI LÀ GÌ?
Tin đăng ngày: 23/4/2020 - Xem: 25622
 
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của hệ tĩnh mạch, do tăng áp lực tĩnh mạch mạn tính, gây suy các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông, hoặc hệ tĩnh mạch sâu, có thể kèm theo thuyên tắc tĩnh mạch hoặc không.\nĐể hiểu rõ về bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống đã có cuộc trao đổi với Th.s Bs Nguyễn Thị Thùy Dương – Phó trưởng khoa Nội tiết tổng hợp, Bệnh viện Nội Tiết Nghệ An.

PV: Xin bác sĩ cho biết, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Đối tượng nào có nguy cơ bị bệnh?

ThS .BS NguyễnThị Thùy Dương: Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới (SGTMCD) là tình trạng tĩnh mạch nông bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.

Trong lòng của tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều, do đó, máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định không có hiện tượng máu chảy trở lại. Vì vậy, các cơ quan ở xa tim nhưng máu vẫn hồi trở lại tim một cách nhịp nhàng, đều đặn. Khi tĩnh mạch bị giãn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu về tim. Tĩnh mạch chi dưới thường bị suy giãn nhiều hơn cả.

Chân của bệnh nhân trước và sau điều trị

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp ở ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa các cơ quan càng lớn, trong đó có thoái hóa van tĩnh mạch.

Bên cạnh đó là do tư thế sinh hoạt trong suốt quá trình sống bởi phải đứng, ngồi lâu một chỗ, ít vận động hoặc phải mang vác nặng (bệnh nghề nghiệp), từ đó tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.

Ngoài ra, SGTMCD còn có thể gặp ở người béo phì, làm việc, sống ở môi trường ẩm thấp, thiếu vi chất hoặc ăn thiếu chất xơ. Các cụ bà có tỷ lệ mắc bệnh SGTMCD cao hơn các cụ ông bởi họ là người làm công việc nội trợ hàng ngày trong suốt nhiều năm hoặc do ngành nghề. Do phải đứng nhiều, đứng lâu nhiều giờ sẽ làm cho tĩnh mạch chân bị giãn ra, lâu ngày bị suy giãn. Một số phụ nữ khi đang trong độ tuổi sinh nở sinh đẻ nhiều lần nay tuổi đã cao cũng dễ mắc bệnh. Ngoài ra, SGTMCD còn có yếu tố di truyền (bố hoặc mẹ bị SGTMCD hoặc cả hai).

PV: Bác sĩ có thể cho biết phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

ThS. BS NguyễnThị Thùy Dương : Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính có nhiều yếu tố nguy cơ nên quá trình điều trị cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau bao gồm: thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, đi tất áp lực, dùng thuốc uống, các biện pháp can thiệp qua da và phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch suy.

Trong các thập kỷ trước, phương pháp phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị suy tĩnh mạch mạn tính triệt để có hiệu quả, đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển.

Siêu âm doppler hệ tĩnh mạch chi dưới

Tuy nhiên, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch suy hầu như đã bị thay thế bằng các kỹ thuật can thiệp qua da đơn giản này, chỉ cần gây tê tại chỗ đem lại kết quả tương tự trong thời gian sớm hoặc trung hạn nhưng bệnh nhân đỡ khó chịu hơn, cải thiện sớm chất lượng cuộc sống và nhanh chóng trở lại làm việc hơn

Với sự xuất hiện của các kỹ thuật triệt tiêu tĩnh mạch nội mạch qua da, bao gồm liệu pháp laser nội tĩnh mạch (EVLA), đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần (RFA)  và liệu pháp gây xơ bằng bọt hoặc dung dịch , điều trị suy tĩnh mạch mạn tính đã thực sự có rất nhiều thay đổi.

Hiện tại, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An là đơn vị đầu tiên của tỉnh điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch, kết hợp phương pháp gây xơ dưới hướng dẫn của siêu âm. Trong năm 2019, bệnh viện đã điều trị hơn 100 bệnh nhân bị mắc suy tĩnh giãn mạch chi dưới bằng các phương pháp: điều trị nội khoa, laser nội tĩnh mạch, tiêm xơ dưới hướng dẫn của siêu âm.

PV: Bác sĩ cho biết cách phòng bệnh, tránh biến chứng ra sao?

ThS. BS NguyễnThị Thùy Dương: Để phòng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mọi người khi nghi ngờ mắc bệnh SGTMCD, điều đầu tiên là phải đi khám bệnh để được điều trị và tư vấn sớm, tránh để xảy ra biến chứng.

Vệ sinh da vùng giãn tĩnh mạch, nhất là vùng có lở loét để tránh nhiễm khuẩn. Để phòng tránh bệnh SGTMCD, nên thường xuyên vận động để tăng cường lưu thông máu ở chân. Tránh để thừa cân béo phì.

Chế độ ăn ít muối, nhiều chất xơ, rau quả để tăng tính bền vững thành mạch sẽ ngăn ngừa tình trạng phù do giữ nước và táo bón. Tránh đi giày gót cao, không mặc quần áo bó chặt quanh vùng eo, háng hoặc cẳng chân gây cản trở lưu thông máu. Kê cao chân khi nằm. Tránh ngồi hoặc đứng lâu. Thường xuyên vận động, đi bộ hằng ngày. Thay đổi tư thế thường xuyên để tăng lưu thông máu, không ngồi vắt chéo chân vì gây cản trở tuần hoàn máu.

Khi có các triệu chứng đau, tức nặng, cảm giác bứt rứt, chuột rút (thường về đêm), dị cảm chi dưới, phù chi dưới, tăng lên vào cuối ngày (sau đứng lâu, ngồi bất động), giảm khi gác cao chân và  xuất hiện giãn tĩnh mạch mạng nhện, dạng lưới, búi giãn tĩnh mạch nông mặt trong đùi cẳng chân, mặt sau cẳng chân… cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ  khám, siêu âm doppler hệ tĩnh mạch chi dưới và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

PV: Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Theo Từ Thành - Báo suckhoedoisong.vn

Chuyên môn khác:
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TUÂN THỦ VÀ THEO DÕI VIỆC THỰC HIỆN CÁC PHÁC ĐỒ, HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN - NĂM 2022 (18/4/2025)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA, GIÁM SÁT QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (9/4/2025)
QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH DANH MỤC XÉT NGHIỆM, CHUẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TỐI THIỂU CHO MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN (9/4/2025)
Danh sách đăng ký hành nghề (21/3/2025)
Tăng tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị (11/10/2024)
“Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới trong phát hiện đột biến gen liên quan đến sự đáp ứng thuốc điều trị một số bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam” – (18/12/2023)
Tiếp cận và chẩn đoán điều trị bệnh động mạch chi dưới( bệnh động mạch ngoại biên ) THS.BS Văn Thị Thu Hiền (14/3/2022)
Biến chứng mắt basedow (14/3/2022)
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN NĂM 2020 (01/11/2020)
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHOA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NĂM 2020 (01/11/2020)
QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁC QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN, QUY TRÌNH KỸ THUẬT, HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN (21/05/2020)
CƯỜNG GIÁP VÀ THAI KỲ (19/10/2020)
SUY GIÁP TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI (4/10/2020)
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI LÀ GÌ? (23/4/2020)
NHỮNG BÀI LUYỆN TẬP THỂ THAO PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HOẶC TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (19/4/2020)
THÔNG BÁO
Thông báo về kết quả khảo sát nhân viên y tế năm 2024

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐO LƯỢNG BỘ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2024

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN NĂM 2025

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN NĂM 2024

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH DANH MỤC XÉT NGHIỆM, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TỐI THIỂU CHO MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

KẾ HOẠCH Triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh

BÁO CÁO KẾT QUẢ Kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện, khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế năm 2024

DANH SÁCH BÁO GIẢM NGƯỜI HÀNH NGHỀ

Bệnh viện nội tiết Nghệ An tiếp tục thực hiện đề tài cấp Nhà nước và cấp Tỉnh về phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp trong năm 2025

YÊU CẦU BÁO GIÁ VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐỂ LÀM CƠ SỞ THẢM KHẢO TRONG VIỆC THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

THƯ MỜI CHÀO GIÁ VỀ VIỆC CẢI TẠO NÂNG CẤP LẮP ĐẶT HỐ ĐỒNG HỒ TỔNG CHO BỆNH VIỆN NĂM 2025

YÊU CẦU BÁO GIÁ CHO GÓI THẦU MUA SẮM THUỐC

Danh sách Người thực hành khám bệnh, chữa bệnh đã hoàn thành quá trình thực hành

THƯ MỜI CHÀO GIÁ SỬA CHỮA MÁY GIẶT,MÁY SẤY TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

VIDEO CLIPS
Video
THÔNG TIN CẦN BIẾT
 

Bệnh viện Nội tiết Nghệ An
Địa chỉ: Số 11 Mai Hắc Đế - TP.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: 02383.585.072
Email: [email protected]
http://benhviennoitietnghean.vn

Facebook chat